Chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần hỏi luật sư về việc như sau:

Vào ngày 12/05/2019, tôi có chơi hụi 3.000.000 đồng/tháng. Trong đó có 15 thành viên do bà A làm chủ hụi và A sẽ được nhận tiền hoa hồng là 50% số tiền chơi hụi khi có người hốt hụi. Tôi đóng hụi được 5 tháng và đóng tiền đầy đủ, đến tháng thứ 6 là tháng tôi là người hốt hụi thì chị A bỏ trốn, tôi có liên lạc với A mà không được. Như vậy, tôi có quyền kiện chị A ra Tòa không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Văn phòng Luật Sư Gia Đình chúng tôi.

Với câu hỏi của bạn, Luật sư chúng tôi có giải đáp sau đây:

Chơi hụi đã trở thành hình thức “vay” hay “đầu tư” nguồn tiền không còn mấy xa lạ với chúng ta. Hình thức này vô cùng phổ biến với xã hội hiện nay bởi lẻ cách đầu tư này vô cùng đơn giản, huy động vốn nhanh mà không cần tới ngân hàng giao dịch để tránh các thủ tục rờm rà, phức tạp,đỡ tốn thời gian mà thu lại lợi nhuận lại nhanh.

Mặc dù chơi hụi có rất nhiều rủi ro vì pháp luật chưa điều chỉnh chi tiết về vấn đề này. Nhưng với quan điểm của người chơi hụi là họ chơi với người thân, họ hàng, bạn bè thân thiết, họ tin tưởng nhau  nên họ không sợ bị mất tiền. Vì vậy, người chơi hụi hay chủ quan, bất cẩn khi đóng tiền cho chủ hụi một cách tin tưởng tuyệt đối, không có giấy tờ sao chép lại nên chủ hụi càng dễ sinh lòng tham, dễ dàng ôm tiền bỏ trốn dẫn đến việc các thành viên chơi hụi mất tiền một cách vô lý.

Vì thế, chúng tôi khuyên những ai đang và chuẩn bị chơi hụi thì nên sáng suốt, tìm hiểu rõ những người chơi hụi với mình họ có đáng tin cậy hay không, đặc biệt là người chủ hụi, các thành viên phải sáng suốt bầu ra người đang tin cậy để làm chủ hụi. Hãy là người chơi hụi thông minh, tránh trường hợp bị lừa, mất trắng tiền bạc.

Pháp luật cũng quy định về việc chơi hụi như sau: Theo Điều 417 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về hình thức chơi họ, hụi, biêu, phường, theo đó: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật, việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”

Như vậy, chúng ta có thể thấy, bản chất của việc chơi hụi là một dạng của hợp đồng cho vay tài sản giữa các bên tham gia nhằm mục đích xoay vòng vốn đóng góp tương trợ lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia họ, hụi, biêu, phường.

Việc chủ hụi sau khi có được tiền do các thành viên tham gia đóng góp (tức là chủ họ có được tài sản qua hợp đồng hợp pháp) sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền này. Số tiền chủ họ chiếm đoạt hơn 140 triệu

Căn cứ vào Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung tại điều 35 luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Chính vì vậy, trường hợp của bạn có thể khởi kiện lên tòa án nơi cư trú của chủ hụi là A để kiện đòi lại số tiền mà chủ hụi đã chiếm đoạt.

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến việc "chủ hụ chiếm đoạt tiền của các thành viên". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.
Trân trọng./.

Hỏi đáp khác