Người lao động thắng kiện công ty hơn 300 triệu
Người lao động thắng kiện công ty hơn 300 triệu
Chấm dứt hợp đồng lao động trái luật nên tòa buộc công ty phải thanh toán cho người lao động hơn 300 triệu đồng.
Ngày 14-7, TAND quận Thủ Đức, TP.HCM xử sơ thẩm vụ tranh chấp lao động giữa bà Phan Thị Thanh Xuân (SN 1986) và Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (gọi tắt là công ty, trụ sở phường Linh Trung, quận Thủ Đức).
Buộc thôi việc, không cho vào công ty
Theo đơn kiện, ngày 31-12-2008, bà Xuân bắt đầu làm việc tại công ty. Bà Xuân không vi phạm kỷ luật mà có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tháng 4-2019, công ty có quyết định bổ nhiệm bà Xuân giữ chức danh thư ký bộ phận chuỗi cung ứng.
Ngày 8-7-2019, bà Xuân nhận được yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ phòng nhân sự. Bà Xuân hỏi lý do thì được trả lời là do công ty tái cơ cấu nên bà phải thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ để nghỉ việc.
Bà Xuân đã gửi đơn đến Phòng LĐ-TB&XH quận Thủ Đức. Tháng 8-2019, Phòng LĐ-TB&XH quận tổ chức hòa giải tranh chấp lao động giữa hai bên nhưng bất thành. Từ đó bà Xuân đã khởi kiện công ty ra TAND quận Thủ Đức.
Bà Xuân yêu cầu tòa tuyên buộc bị đơn thực hiện hai yêu cầu là nhận bà trở lại làm việc và trả các khoản tiền lương, truy đóng BHYT, BHXH, BHTN và bồi thường tổng số tiền là 94,7 triệu đồng.
Tại tòa, bà Xuân còn yêu cầu công ty bồi thường các khoản trợ cấp mất việc, trợ cấp thâm niên, tổn thất tinh thần với số tiền là 1,195 tỉ đồng. Tổng số tiền mà bà Xuân yêu cầu công ty phải trả là gần 1,3 tỉ đồng.
Trình bày tại tòa, đại diện của bà Xuân yêu cầu phía công ty nêu ra căn cứ ra quyết định chấm dứt HĐLĐ ngay khi thỏa thuận bất thành với bà Xuân.
Đáp lại, đại diện công ty cho rằng việc chấm dứt HĐLĐ với bà Xuân là có cơ sở. Bởi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức và phương án sử dụng lao động đã được trình lên Sở LĐ-TB&XH TP.HCM và được thông qua. Về căn cứ pháp lý, đại diện công ty nói trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu tổ chức thì luật không quy định.
Về câu hỏi cho lao động nghỉ việc nhưng không đảm bảo về thời gian giải quyết cho thôi việc và chế độ thất nghiệp, đại diện công ty cho rằng khi thay đổi cơ cấu tổ chức thì không phải báo cho người lao động biết.
Bà Phan Thị Thanh Xuân tại tòa ngày 14-7. Ảnh: MINH VƯƠNG
Công ty cho nghỉ việc sai luật
Bà Xuân thì cho rằng lý do bị công ty cho nghỉ việc là vì bà phát hiện nhiều sai sót ở khâu nguyên, vật liệu sản xuất. Bà có phản ánh lên cấp trên trực tiếp nhưng được phản hồi là do nhân viên mới nên cần được thông cảm. Trong ba tháng liên tiếp, những sai sót này liên tục lặp lại nên bà đã phản ánh lên cấp cao hơn, dẫn đến việc thay đổi cơ cấu trong công ty.
Đại diện công ty lý giải công việc của bà Xuân là nhập liệu chứ không phải phân tích. Khi thay đổi cơ cấu, bộ phận thư ký sản xuất không còn nhưng công việc nhập liệu vẫn còn và thuộc về nhân viên phân tích dữ liệu. Yêu cầu của vị trí này là nhân viên phải có trình độ đại học, khả năng sử dụng tiếng Anh và một số tiêu chuẩn khác mà bà Xuân không đáp ứng được nên phải nghỉ.
Đại diện VKSND quận Thủ Đức phát biểu: Công ty đã xây dựng phương án sử dụng lao động, trao đổi với tổ chức người lao động tại doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, công ty lại không thông báo trước cho bà Xuân là trái pháp luật.
VKS đề nghị tòa tuyên việc công ty chấm dứt HĐLĐ với bà Xuân là trái pháp luật. Từ đó buộc công ty phải trả cho bà Xuân tiền lương theo HĐLĐ cho những ngày bà không được làm việc và các khoản bảo hiểm. Ngoài ra, công ty phải bồi thường hai tháng tiền lương vì vi phạm thời hạn không báo trước 45 ngày và thanh toán trợ cấp mất việc làm.
HĐXX nhận định quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty là trái luật nên phải thanh toán cho bà Xuân các khoản tiền lương những ngày bà không được làm việc. Ngoài ra, công ty phải bồi thường hai tháng tiền lương do vi phạm thời hạn báo trước và buộc phải truy đóng các khoản bảo hiểm.
Cuối cùng HĐXX tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Xuân, tuyên quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty là trái luật do vi phạm về hình thức. Tòa buộc công ty thanh toán tiền lương không được làm việc, tiền lương do vi phạm thời hạn báo trước, tiền trợ cấp mất việc làm, tổng cộng là 306,5 triệu đồng. Công ty còn buộc phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho bà Xuân.
Không được nhận lại vào làm việc Về yêu cầu của bà Xuân buộc công ty phải nhận bà trở lại làm việc, đại diện VKS cho rằng công ty tái cơ cấu, vị trí việc làm được thay thế mới với yêu cầu cao hơn. Bà Xuân chưa đáp ứng đầy đủ bằng cấp, kinh nghiệm về phân tích dữ liệu để đáp ứng điều kiện công việc trong thời gian ngắn là không khả thi. Do đó, việc bà Xuân yêu cầu được nhận trở lại làm việc là không có cơ sở. Theo HĐXX, hiện tại với vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu thì bà Xuân không đáp ứng các yêu cầu của công việc nên đồng tình với VKS, bác nội dung khởi kiện này của bà. |
Sau đó, dù bà Xuân không đồng ý nhưng công ty yêu cầu bà Xuân ký biên bản thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ và bồi thường 77,1 triệu đồng. Đồng thời, công ty thông báo với bảo vệ công ty là không cho bà Xuân vào công ty làm việc.
Nguồn: Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Tin tức khác
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp 1584
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app 1539
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật 1985
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin 1554
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử 1506
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc 785
- Từ mê game thành 'siêu trộm' 775
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'