Không 'xử' cán bộ, công chức tố cáo khi đang giải quyết tố cáo
Không 'xử' cán bộ, công chức tố cáo khi đang giải quyết tố cáo
Từ ngày 5-9, người giải quyết tố cáo sẽ chính thức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Thông tư số 03/2020 của Bộ Nội Vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, từ ngày 5-9, người giải quyết tố cáo sẽ chính thức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Bằng thông tư này, Bộ Nội vụ giải thích rõ bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thông tư quy định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo thuộc quyền quản lý.
Nếu người tố cáo không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì thẩm quyền trên thuộc về cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ.
Ngoài ra, tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo.
Thông tư quy định không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ một số trường hợp.
Các trường hợp cụ thể là thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định số 59/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Đáng chú ý, thông tư nêu rõ: "Không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo."
Nguồn: Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Tin tức khác
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp 1585
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app 1540
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật 1986
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin 1555
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử 1507
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc 786
- Từ mê game thành 'siêu trộm' 775
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'