Ghi giá bằng 'k' có thể bị xử phạt
Ghi giá bằng 'k' có thể bị xử phạt
Vừa qua, thông tin về việc niêm yết giá bằng chữ 'k' (một cách ghi tắt thể hiện đơn vị ngàn đồng) sẽ bị xử phạt khiến nhiều bạn đọc của Báo Đồng Nai quan tâm. Hiện nay, rất nhiều cơ sở kinh doanh, điểm dịch vụ sử dụng cách viết tắt này để niêm yết giá.
Một cửa hàng thời trang trên đường Bùi Văn Hòa (TP.Biên Hòa) dùng ký hiệu “k” để niêm yết giá. Ảnh: Trần Danh |
* Niêm yết giá bằng “k” khá phổ biến
Qua ghi nhận của phóng viên Báo Đồng Nai, hiện nhiều cơ sở kinh doanh, điểm dịch vụ ở TP.Biên Hòa niêm yết giá bằng cách viết tắt số tiền ở đơn vị hàng ngàn là “k” trên bảng giá. Cụ thể như một cửa hàng kinh doanh trên đường Bùi Văn Hòa (TP.Biên Hòa) ghi áo thun nam 3 cái 50k, quần jean dài 150k, quần đùi 50k....
Ông Phan Thanh Trúc (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho rằng: “Do đã quen với cách viết chữ “k” thay cho chữ ngàn đồng nên tôi và bạn bè cũng chưa bao giờ thắc mắc với chủ quán. Tuy nhiên theo tôi, nếu gặp khách du lịch, khách nước ngoài thì họ sẽ khó hiểu vì việc niêm yết giá như vậy là không rõ ràng, đặc biệt những cơ sở kinh doanh ăn uống gần các điểm du lịch trong tỉnh”.
Trước thông tin nếu niêm yết giá bằng chữ “k” thay cho chữ ngàn đồng là sai và có thể bị xử phạt hành chính, nhiều chủ cơ sở kinh doanh cũng cảm thấy bất ngờ vì cho rằng, việc ghi tắt này đã rất phổ biến, cả người bán lẫn người mua đều ngầm hiểu rằng ghi chữ “k” là lược bớt 3 số 0 phía sau số tiền đi cho gọn. Do đó, việc người bán niêm yết giá vắn tắt sẽ không gây khó cho người mua.
Anh N.G. (chủ một quán cà phê trên đường D10, P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) bày tỏ: “Tôi khá bất ngờ vì trước giờ chưa lần nào bị các cơ quan chức năng phạt hay nhắc nhở về việc này. Khách người địa phương hay khách nước ngoài đến quán cũng không thắc mắc nhiều vì họ đã quen thuộc. Nếu được cơ quan chức năng nhắc nhở hay chỉ rõ điều đó là sai, chúng tôi sẽ sửa niêm yết lại cho đúng quy định, việc này không khó”.
* Cần vận động thực hiện đúng trước khi xử phạt
Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng đã được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 (quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn) và Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27-5-2016 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày
24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn) với mức xử phạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh, ngoài những mặt hàng Nhà nước định giá theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 177/2013/NĐ-CP (Nghị định 177) ngày 14-11-2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá năm 2012 thì các mặt hàng còn lại do đơn vị sản xuất, kinh doanh tự đưa ra giá. Các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá tại nơi khách hàng, cơ quan chức năng dễ thấy theo quy định tại Điều 18, Nghị định 177.
Ông Huỳnh Kim Hóa, Trưởng phòng Nghiệp vụ Cục Quản lý thị trường tỉnh cho hay: “Trong 6 tháng đầu năm 2020, các đơn vị thuộc Cục đã xử phạt vi phạm không niêm yết giá và bán cao hơn giá niêm yết tổng cộng 96 vụ, với số tiền phạt hơn 157 triệu đồng. Riêng với việc dùng chữ “k” thay cho đơn vị tính ngàn đồng trong niêm yết giá thì các quy định chưa nêu cụ thể nên chúng tôi vẫn nhắc nhở, tuyên truyền, vận động chủ cơ sở niêm yết lại cho phù hợp”.
Theo một số luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh, việc niêm yết chữ “k” thay cho đơn vị tính ngàn đồng có thể vi phạm lỗi niêm yết giá không rõ ràng. Nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều người hiểu lối viết tắt này và không có ý kiến trái chiều, phản ứng, kiện tụng gì nên cơ quan chức năng cần có biện pháp tuyên truyền cho các chủ cơ sở hiểu để thay đổi trong bảng niêm yết giá.
Tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá) quy định cụ thể về cách thức niêm yết giá như sau, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng. |
Nguồn: Báo Đồng Nai
Tin tức khác
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp 1585
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app 1540
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật 1986
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin 1554
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử 1506
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc 785
- Từ mê game thành 'siêu trộm' 775
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'