Vào nhà lén lút lấy xe của người khác phạm tội gì?

Câu hỏi: Nhà em dựng xe máy trong nhà. Không thấy ai nên A đã lẻn vào nhà lấy trộm chiếc xe máy. Vừa đó, mẹ em về thì bắt gặp và hô hoán mọi người và đã bắt được A, giao cho công an khu vực. Vậy A có phải là trộm cắp tài sản không và nếu yêu cầu mà không giải quyết thì thời hạn để yêu cầu giải quyết là bao nhiêu lâu mới không thể giải quyết được nữa.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Văn phòng Luật Sư Gia Đình chúng tôi.

Với câu hỏi của bạn, luật sư chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

....”

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm này như sau:

Chủ thể thực hiện tội phạm:

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Khách thể của tội phạm:

Tội này xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:

- Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ;

- Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì mới hoàn thành;

- Trong trường hợp, tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính... thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc).

Vậy, trong trường hợp này, nếu đủ các yếu tố nêu trên, người thực hiện hành vi trộm xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Vào nhà lén lút lấy xe của người khác phạm tội gì". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.

Dịch vụ khác