MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

M&A được viết tắt bởi hai từ Tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Aquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Như chúng ta đã biết, tình hình kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, vì vậy việc thành lập những công ty lớn, các tập đoàn kinh tế lớn là yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế nước nhà. Chính vì thế, các công ty vừa và nhỏ đang muốn sáp nhập với nhau để trở thành một tập đoàn lớn, công ty lớn, còn các công ty lớn thì muốn mua lại các công ty nhỏ để mở rộng kinh doanh, thống lĩnh thị trường nói cách khác là thâu tóm thị trường. Và các thương vụ M&A ngày cảng phổ biến, và có xu hướng gia tăng. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều văn bản luật để điều chỉnh hoạt động M&A, cụ thể là Luật cạnh tranh 2018, Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014.... cũng đã quy định rỏ về hoạt động này.

LUẬT SƯ TƯ VẤN: 0971 645 789 - 0911 629 679

Để hiểu về hoạt động M&A, chúng ta căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014 để biết rõ “sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo Điều 195 luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 29 luật cạnh tranh 2018 quy định:

“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”

Còn đối với mua bán doanh nghiệp tại khoản 4 điều 29 luật cạnh tanh 2018 quy định về mua bán doanh nghiệp:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Các thủ tục để thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp và những hạn chế khi thực hiện thương vụ M&A đã được quy định tại Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014.

Qua đó, chúng ta có thể thấy hoạt động M&A được Nhà nước quan tâm đến rất nhiều và đưa ra những văn bản luật để điều chỉnh về hoạt động này vì thế các cá nhân, các doanh nghiệp muốn thực hiện M&A thì phải thực sự nắm rõ về pháp luật M&A tránh trường hợp vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra.

Để thực hiện một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp mua cần chú ý đến sự chính xác của thông tin, phân tích các tiềm năng cũng như dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ doanh nghiệp bán. Bên cạnh đó, nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên môi giới, sự tư vấn từ các hãng luật chuyên nghiệp. Nếu tính toán kỹ càng, nắm bắt cơ hội kịp thời để đưa ra quyết định đúng, M&A sẽ là cơ hội đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới.

Chính vì thế các luật sư cũng như các hãng luật có uy tín như chúng tôi với nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật về M&A sẽ đóng góp một vai trò không nhỏ trong các thương vụ thành công của M&A. Với những luật sư có trình độ, kinh nghiệm, có uy tín có thể đưa lại các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng trong các thương vụ M&A, cụ thể là:

- Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp về lĩnh vực pháp lý: Để khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức trong các khâu định giá, tái cấu trúc… ở các doanh nghiệp, Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư không chỉ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật về M&A mà còn đưa ra những lời khuyên để phòng ngừa tranh chấp và rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hoạt động M&A cho doanh nghiệp.

- Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra độ chính xác của thông tin: Trên thực tế, các thông tin, số liệu báo cáo thường bị che giấu bởi sự mâu thuẫn về lợi ích giữa bên mua và bên bán. Do đó, kiểm tra về độ chính xác của thông tin là nguyên tắc đầu tiên các doanh nghiệp phải tuân thủ khi tiến hành một thương vụ M&A.

- Hỗ trợ, phân tích và dự báo các rủi ro: Mức độ thành công hậu M&A phụ thuộc rất nhiều vào một kế hoạch, chiến lược rõ ràng với dự báo rủi ro được lường trước của các ông chủ. Với sự hỗ trợ của luật sư, doanh nghiệp mua có thể lường trước được các khoản nợ khó đòi không được ghi trên số sách, những tài sản không được khấu hao trong khi thực tế bị hỏng gần hết hay những luồng tiền do bán tài sản cố định chứ không phải bán hàng hóa.

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến việc "mua bán, sáp nhập doanh nghiệp". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ doanh nghiệp mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.

Trân trọng./.

Dịch vụ khác