Thủ tục và quy định về tài sản thừa kế

1. Quy định về tài sản thừa kế

Theo điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài di sản thừa kế (hay di sản thừa kế) như sau:

Điều 634. Di sản

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Theo quy định trên ta thấy di sản thừa kế phải là tài sản riêng của người chết hoặc là phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trong câu hỏi của bạn bạn bạn có trình bày: “bạn có căn nhà sổ đỏ đứng tên mình tôi, ngày cấp trước khi hôn nhân” do bạn không nói bạn kết hôn năm bao nhiêu do vậy chúng tôi xin chia thành các trường hợp cụ thể để tư vấn như sau:

Thứ nhất, Nếu như bạn và vợ bạn kết hôn trước ngày 3/1/1987

Đây là thời điểm luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực. Tại điều 15 của luật này có quy định: ” Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới.”

Theo quy định trên thì toàn bộ tài sản mà bạn và vợ bạn có được trước, trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Do đó bạn sẽ không có quyền định đoạt toàn bộ căn nhà trên. Mà thay vào đó chỉ được để lại di chúc phân chia di sản thừa kế là 1/2 ngôi nhà cho các con của bạn

Thứ hai, Nếu như bạn kết hôn sau từ ngày ngày 3/1/1987

Nếu như bạn kết hôn từ ngày ngày 3/1/1987 trở đi thì đây là thời điểm mà luật hôn nhân và gia đình năm 1986, 2000, 2014 (tùy thuộc thời điểm) có hiệu lực. Bắt đầu từ luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trở đi luật hôn nhân và gia đình đã bắt đầu ghi nhận chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Do đó nếu như bạn kết hôn từ ngày ngày 3/1/1987 thì bạn hoàn toàn có quyền định đoạt di sản thừa kế là căn nhà cho các các con của bạn.

2. Thủ tục lập di chúc để định đoạt tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

Điều 652. Di chúc hợp pháp

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Như vậy, di chúc được xem là hợp pháp khi nó đáp ứng được các điều kiện trên của luật.

Mặt khác bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về hình thức của di chúc như sau:

Điều 650. Di chúc bằng văn bản

“Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

Theo quy định trên thì di chúc bắt buộc phải lập thành văn bản văn bản của di chúc có thể không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng; hoặc có chứng thực. Khi bạn thực hiện lập di chúc và đáp ứng các điều kiện của pháp luật nêu trên thì di chúc của bạn mới đảm bảo giá trị pháp lý.

Nếu bạn đang cần "Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế" hoặc "Luật sư giải quyết các tranh chấp về thừa kế" thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn Phòng Luật Sư Gia Đình - số 5/1 đường Nguyễn Du, Khu phố 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (Zalo) - 0911 629 679.

Trân trọng./.

Dịch vụ khác