Quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Pháp luật dân sự đưa ra các nguyên tắc trong bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
1. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại nêu trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
3. Quyền đòi lại tài sản
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
4. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
5. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật dân sự
6. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
7. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679
Dịch vụ khác
- LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN TẠI THỦ ĐỨC - LUẬT SƯ THỦ ĐỨC, TP HỒ CHÍ MINH 276
- LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - TP HỒ CHÍ MINH 255
- LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - BIÊN HÒA 614
- LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT 404
- LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN 361
- LUẬT SƯ TẠI DĨ AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI DĨ AN 398
- LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 337
Dịch vụ
- Tư vấn Luật Hôn Nhân
- Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
- Tư Vấn Luật Dân Sự
- Tư Vấn Nhà Đất
- Tư Vấn Luật Lao Động
- Tư Vấn Luật Thừa Kế
- Tư Vấn Thi Hành Án Hình Sự
- Tư Vấn Pháp Luật Đầu Tư
- Tư Vấn Pháp Luật Hợp Đồng
- Tư Vấn Kinh Tế Thương Mại
- Tư Vấn Luật Di Trú
- Tư Vấn Luật Hình Sự
- Tư Vấn Luật Hộ Tịch
- Tư Vấn Luật Giao Thông
- Tư Vấn Thi Hành Án Dân Sự
- Luật Sư Đại Diện Tranh Tụng
- LS Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ Phiếu lý lịch tư pháp
- Tư vấn Luật giáo dục
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'