Không cứu người sắp chết có phạm tội hay không?
Không cứu người sắp chết có phạm tội hay không?
Hành vi không cứu giúp người khác khi họ đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 - Bộ luật hình sự 2015.
"Điều 132 - Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Một hành vi được xem là tội phạm khi có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm sau đây:
- Về mặt khách thể: xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
- Về mặt khách quan: hành vi không hành động, cụ thể là hành vi không cứu giúp người khác khi người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu giúp kịp thời sẽ bị chết.
+ Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người mà mạng sống của họ đang bị đe dọa, cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức mà nếu không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.
+ Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân: Nghĩa là họ có đủ khả năng về chuyên môn cũng như về vật chất hoặc những điều kiện cần thiết khác để thực hiện việc ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn như nêu trên.
+ Hậu quả: chết người. Đây là hậu quả bắt buộc
- Về mặt chủ quan: lỗi cố ý gián tiếp.
- Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Khoản 2 còn có một loại chủ thể là chủ thể đặc biệt là người mà theo pháp luật hoặc nghề nghiệp quy định phải có nghĩa vụ cứu giúp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Không cứu người sắp chết có phạm tội hay không?". Nếu bạn đang cần luật sư tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.
Dịch vụ khác
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI XUÂN LỘC - ĐỒNG NAI 228
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI 227
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG 220
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI DĨ AN - BÌNH DƯƠNG 229
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG 216
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG 214
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI BÌNH DƯƠNG 213
Dịch vụ
- Tư vấn Luật Hôn Nhân
- Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
- Tư Vấn Luật Dân Sự
- Tư Vấn Nhà Đất
- Tư Vấn Luật Lao Động
- Tư Vấn Luật Thừa Kế
- Tư Vấn Thi Hành Án Hình Sự
- Tư Vấn Pháp Luật Đầu Tư
- Tư Vấn Pháp Luật Hợp Đồng
- Tư Vấn Kinh Tế Thương Mại
- Tư Vấn Luật Di Trú
- Tư Vấn Luật Hình Sự
- Tư Vấn Luật Hộ Tịch
- Tư Vấn Luật Giao Thông
- Tư Vấn Thi Hành Án Dân Sự
- Luật Sư Đại Diện Tranh Tụng
- LS Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ Phiếu lý lịch tư pháp
- Tư vấn Luật giáo dục
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'