GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG RỒI BỎ TRỐN XỬ PHẠT RA SAO?

I. PHẢI LÀM GÌ KHI XẨY RA TAI NẠN: Theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

+ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

+ Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

II. XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP GÂY TAI NẠN RỒI BỎ TRỐN.

1. Đối với ô tô theo điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 46/2016, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền 5-6 triệu đồng.

Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.

2. Đối với mô tô, xe máy, theo điểm c khoản 7 Điều 6 của Nghị định 46/2016, người điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng.

Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.

3. Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, theo điểm b khoản 6 Điều 7, xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.

Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ hai tháng đến bốn tháng.

III. XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI GÂY TAI NẠN RỒI BỎ TRỐN.

Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cụ thể:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm: 
a) Làm chết người; 
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 


c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

Nếu bạn đang cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn Phòng Luật Sư Gia Đình - số 5/1 đường Nguyễn Du, Khu phố 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (Zalo).

Trân trọng./.

Dịch vụ khác