Đòi lại tiền vay khi không làm giấy tờ
Hướng dẫn đòi lại "Tiền" khi cho vay không lập thành văn bản
Hiện nay có rất nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản, cũng chỉ vì tin tưởng nên khi cho vay "tiền" các bên không làm giấy tờ, đẫn đến trường hợp người vay chối bỏ trách nhiệm hoặc không hợp tác để trả tiền cho người cho vay. Vậy làm thế nào để đòi lại tiền? Cách xử lý về trường hợp này như thế nào? Pháp luật quy định ra sao?
===== Luật sư tư vấn: 0971 645 789 - 0911 629 679 =====
Dưới đây là một số quy định pháp luật cũng như Văn Phòng Luật Sư Gia Đình hướng dẫn cách để đòi lại tiền trong trường hợp cho vay không lập thành văn bản.
1. Bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để đòi lại tiền:
Theo quy định tại Điều 119 BLDS 2015 về hình thức giao dịch dân sự thì:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Như vậy, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay là một giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng này sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS 2015 như sau:
"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo các quy định nêu trên thì hợp đồng vay tài sản không nhất thiết phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Do vậy, nếu cho vay mà các bên xác lập bằng lời nói thì cũng phù hợp với quy định của bộ luật dân sự và bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay khi đến thời hạn trả tiền và phải trả cả lãi (nếu có) theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trường hợp bên vay không chịu trả tiền thì người cho vay có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện (quận) nơi người vay cư trú để giải quyết.
2. Bạn có thể yêu cầu xử lý hình sự:
Nếu có căn cứ xác định rằng người vay tiền dùng thủ đoạn gian dối để vay tiền hoặc bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Như vậy, để đòi lại số tiền chúng ta có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay tiền cư trú hoặc nếu có căn cứ xác định rằng bên vay có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì ta có thể trình báo cơ quan công an để giải quyết.
Nếu bạn đang cần Luật sư giải đáp về vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn Phòng Luật Sư Gia Đình số 5/1, Khu phố 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (Zalo).
Trân trọng./.
Xem thêm:
Luật sư giỏi uy tín tại tỉnh Đồng Nai và Tp. Biên Hòa
Dịch vụ khác
- LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN TẠI THỦ ĐỨC - LUẬT SƯ THỦ ĐỨC, TP HỒ CHÍ MINH 265
- LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - TP HỒ CHÍ MINH 244
- LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - BIÊN HÒA 598
- LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT 393
- LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN 351
- LUẬT SƯ TẠI DĨ AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI DĨ AN 380
- LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 328
Dịch vụ
- Tư vấn Luật Hôn Nhân
- Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
- Tư Vấn Luật Dân Sự
- Tư Vấn Nhà Đất
- Tư Vấn Luật Lao Động
- Tư Vấn Luật Thừa Kế
- Tư Vấn Thi Hành Án Hình Sự
- Tư Vấn Pháp Luật Đầu Tư
- Tư Vấn Pháp Luật Hợp Đồng
- Tư Vấn Kinh Tế Thương Mại
- Tư Vấn Luật Di Trú
- Tư Vấn Luật Hình Sự
- Tư Vấn Luật Hộ Tịch
- Tư Vấn Luật Giao Thông
- Tư Vấn Thi Hành Án Dân Sự
- Luật Sư Đại Diện Tranh Tụng
- LS Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ Phiếu lý lịch tư pháp
- Tư vấn Luật giáo dục
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'