Căn cứ xác định thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ xác định thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
(a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
(b) Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục (a) nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
(a) Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại mục 2 nêu trên;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
(b) Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục (a) nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
(a) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
(b) Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục (a) nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
5. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
(a) Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(b) Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
- Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
- Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
(c) Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Căn cứ xác định thiệt hại ngoài hợp đồng". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.
Dịch vụ khác
- LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN TẠI THỦ ĐỨC - LUẬT SƯ THỦ ĐỨC, TP HỒ CHÍ MINH 274
- LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ ĐỨC - TP HỒ CHÍ MINH 252
- LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI TRẢNG DÀI - BIÊN HÒA 612
- LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THỦ DẦU MỘT 401
- LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI THUẬN AN 359
- LUẬT SƯ TẠI DĨ AN - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI DĨ AN 393
- LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 336
Dịch vụ
- Tư vấn Luật Hôn Nhân
- Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
- Tư Vấn Luật Dân Sự
- Tư Vấn Nhà Đất
- Tư Vấn Luật Lao Động
- Tư Vấn Luật Thừa Kế
- Tư Vấn Thi Hành Án Hình Sự
- Tư Vấn Pháp Luật Đầu Tư
- Tư Vấn Pháp Luật Hợp Đồng
- Tư Vấn Kinh Tế Thương Mại
- Tư Vấn Luật Di Trú
- Tư Vấn Luật Hình Sự
- Tư Vấn Luật Hộ Tịch
- Tư Vấn Luật Giao Thông
- Tư Vấn Thi Hành Án Dân Sự
- Luật Sư Đại Diện Tranh Tụng
- LS Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ Phiếu lý lịch tư pháp
- Tư vấn Luật giáo dục
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'