Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn TNHS
Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn TNHS
1. Điều kiện áp dụng
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.
2. Khiển trách
- Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
- Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c nêu trên từ 03 tháng đến 01 năm.
3. Hòa giải tại cộng đồng
- Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
- Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự.
4. Giáo dục tại phường, xã, thị trấn
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
- Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
c) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
d) Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự.
- Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn TNHS ". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Văn phòng luật sư Gia Đình - 5/1, Kp. 4, P. Quang Vinh, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc qua số điện thoại: 0971 645 789 (zalo) - 0911 629 679.
Dịch vụ khác
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI XUÂN LỘC - ĐỒNG NAI 229
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI 227
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG 220
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI DĨ AN - BÌNH DƯƠNG 230
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG 218
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG 214
- LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI BÌNH DƯƠNG 215
Dịch vụ
- Tư vấn Luật Hôn Nhân
- Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
- Tư Vấn Luật Dân Sự
- Tư Vấn Nhà Đất
- Tư Vấn Luật Lao Động
- Tư Vấn Luật Thừa Kế
- Tư Vấn Thi Hành Án Hình Sự
- Tư Vấn Pháp Luật Đầu Tư
- Tư Vấn Pháp Luật Hợp Đồng
- Tư Vấn Kinh Tế Thương Mại
- Tư Vấn Luật Di Trú
- Tư Vấn Luật Hình Sự
- Tư Vấn Luật Hộ Tịch
- Tư Vấn Luật Giao Thông
- Tư Vấn Thi Hành Án Dân Sự
- Luật Sư Đại Diện Tranh Tụng
- LS Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ Phiếu lý lịch tư pháp
- Tư vấn Luật giáo dục
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
LS Hoàng Ngọc
Video
Tin tức nổi bật
- Nhiều lao động ngỡ ngàng vì... không được hỗ trợ thất nghiệp
- Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
- Vụ phó Bộ Công thương kiện báo Pháp luật Việt Nam thông tin sai sự thật
- Phạt tù án 2 chị em bắt con, cháu đi ăn xin
- Lời khai 'nhận túi quà từ người bạn gái Campuchia' và án tử
- Rắc rối vụ bị cáo và bị hại cùng gây thương tích một lúc
- Từ mê game thành 'siêu trộm'